HIKARU – Tổng thầu thi công hệ thống cơ điện nặng – nhẹ – cấp thoát nước – Cung cấp vật tư chiếu sáng

Tháng Mười Một 1, 2017 1:56 chiều

Công ty HIKARU Việt Nam chuyên sản xuất thiết kế, thi công, cung cấp lắp đặt hệ thống cơ điện chiếu sáng công trình. Mỗi công trình đều được Hikaru thiết kế, lắp đặt hệ thống phần cơ điện theo trình tự:

  • Thiết kế hệ thống cơ điện công trình ME
  • Lắp đặt hệ thống ống điện âm tường
  • Lắp đặt ống điện âm sàn bê tông
  • Lắp đặt hệ thống thang máng cáp
  • Lắp đặt hệ thống ống thông gió
  • Thông ống điện và kéo dây
  • Kiểm tra dây và lắp thiết bị
  • Lắp đặt hệ thống tủ điện
  • Lắp đặt hệ thống máy biến áp/máy phát điện
  • Cung cấp và lắp đặt vật tư thiết bị điện chiếu sáng
  • Kiểm tra nghiệm thu toàn bộ hệ thống thi công

1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN CÔNG TRÌNH M&E

Đối với bất kỳ một công trình kiến trúc nào, dù to hay nhỏ, dù là nhà cấp 4, nhà xưởng, nhà máy hay tòa nhà thương mại khổng lồ đều cần tới thiết kế hệ thống cơ điện công trình M&E.

Công ty HIKARU – Tổng thầu chuyên thiết kế thi công cơ điện M&E tự hào là một trong những đơn vị có lực lượng kỹ sư thiết kế xây dựng, bóc tách khối lượng chính xác hàng đầu Việt Nam. Chúng tôi luôn đặt Uy Tín – Chất Lượng – Chuyên Nghiệp – Giá Thầu Thấp Nhất làm hàng đầu. Nên Quý khách cứ yên tâm khi gọi đến chúng tôi, HIKARU cam kết sẽ luôn làm Quý Khách hài lòng!

2. ỐNG ĐIỆN ÂM TƯỜNG

Để tiến hành lắp đặt thiết kế hệ thống đường dây điện trong tường cần tiến hành các công đoạn sau:

  • Xác định vị trí chạy dây điện trong tường, chiều dài, kích thước bề rộng đường cắt trên tường cần thi công. Tiến hành dùng máy cắt cắt tường theo đúng vị trí kích thước đã được vạch sẵn.
  • Tiến hành lắp ống điện và đóng lưới tường tại những đường đã cắt đảm bảo độ bền đường dây điện chạy bên trong. Các ống trôn trong tường phải được cố định bằng xi măng hoặc bê tông sau khi cố định bằng thanh thép nằm ngang hoặc dây thép cột.
  • Ống chạy nổi trên tầng kỹ thuật hoặc trong các hộp kỹ thuật và cố định bằng kẹp ống
  • Các vít và tắc kê được dùng để gắn các kẹp ống và các lố được khoan bằng khoan điện
  • Đánh dấu vẽ sơ đồ đường dây điện chạy trong tường.
  • Nghiệm thu kết quả, sau đó xây dựng tiến hành tô tường.

3. ỐNG ĐIỆN ÂM SÀN BÊ TÔNG

Mỗi công trình có quy mô to hay nhỏ đều có phần cơ điện, cụ thể cho hệ thống âm sàn bê tông.

Hệ thống âm sàn cơ bản gồm hệ thống:

  • Hệ thống camera giám sát an ninh
  • Thi công lắp đặt, mở rộng dựa trên hạ tầng mạng LAN.
  • Dễ dàng quản lý, giám sát, điều khiển thiết lập thông số cho từng Camera từ xa.
  • Phần mềm giám sát cho phép quản lý giám sát nhiều hệ thống camera cùng lúc
  • Tiếp nhận những chuyển động xảy ra và đồng thời gửi thông tin cảnh báo tức thì qua email, điện thoại, nhắn tin…
  • Hệ thống âm thanh công cộng (Public Adress): Hệ thống âm thanh thông báo công cộng, nhằm truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp
  •  Dễ dàng lắp đặt, mở rộng vùng âm thanh trên hạ tầng mạng LAN.
  •  Điều khiển âm thanh, chọn nhạc, đặt lịch, thông báo cho từng vùng qua mạng Ethernet, Internet.
  •  Kết hợp với Hệ thống IP-PBX để thông báo các tin truyền thanh từ xa.
  • Hệ thống kiểm soát vào ra (Access Control): Quản lý hệ thống ra vào khu công trình như hệ thống thang máy.
  •  Quản lý giám sát trên hệ thống máy chủ
  •  Giám sát tập trung thông qua phần mềm tích hợp (Option)
  • Hệ thống bãi giữ xe thông minh (Car Parking): Sử dụng phần mềm nhận diện kiểm tra giám sát như: bằng camera; kiểm soát lưu lượng xe vào/ra bằng hệ thống thẻ từ, nhận diện biển số… giúp cho hệ thống làm việc nhanh chóng hơn, đảm bảo an ninh, độ an toàn.
  •   Hiệu suất công việc được nâng lên
  •   Giảm nhân sự, tiết kiệm chi phí, thời gian
  •   Điều hành, kiểm soát phương tiện lưu thông dễ dàng, khoa học
  •   Đảm bảo vấn đề an ninh, tài chính
  • Hệ thống báo cháy tự động: Kiểm soát tình hình hủy các thiết bị khi có sụ cố xảy ra
  • Hệ thống chống sét tự động.

Trình tự thi công từ dưới đất lên mái.

4. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG THANG MÁNG CÁP

  • Tiến hành tạo bản thiết kế, xác định vị trí, định vị độ cao lắp các giá đỡ máng cáp theo bản thiết kế hoặc có điều chỉnh kích thước một số bộ phận cho thù hợp khi lắp đặt.
  • Gia công phần giá đỡ và lắp vào các vị trí đã định vị trước đó, thông thường, khoảng cách các giá đỡ máng từ 1,3-1,5m.
  • Tại những vị trí máng cáp xuống tủ thì nên dùng co xuống và co lên, không nên cắt máng bằng phương pháp thủ công để ghép tại những vị trí rẽ ngã 3 ngã 4 của hệ thống máng-cáp, mà nên sử dụng phụ kiện (tê, co, chữ thập,…) được chế tạo riêng nhằm hạn chế thấp nhất khả năng trầy xước cáp điện trong máng cáp. Nếu phát hiện trầy xước hay bị hỏng phải báo lại để khắc phục sự cố trước khi hoàn tất lắp đặt.
  • Các máng cáp nên được kết nối đất (bằng cáp đồng bọc PVC hoặc thanh đồng) để tạo thành hệ thống tiếp đất an toàn cho toàn bộ tuyến cáp. Kỹ thuật này giúp tránh hiện tượng điện giật, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Lắp máng và chỉnh sửa sao phù hợp với bản vẽ thiết kế và mỹ quan.

5. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG GIÓ

  • Sử dụng hệ thống thông gió giúp điều hòa không khí, luân chuyển không khí ở một môi trường cố định giúp làm sạch không khí.
  • Cấu tạo cơ bản của một hệ thống ống thông gió:

+ Một hút để giữ lại các chất ô nhiễm tại nguồn

+ Các ống gió để vận chuyển không khí

+ Một thiết bị làm sạch không khí để loại bỏ hoặc giảm thiểu các chất nhiễm.

+ Quạt để di chuyển không khí qua hệ thống.

+ Một ống xả để loại bỏ không khí bị ô nhiễm

6. THÔNG ỐNG ĐIỆN VÀ KÉO DÂY

Sau khi bộ phận xây dựng tháo cốt pha sàn, dùng dây nilông luồn vào ống điện đã đánh dấu và định vị trước đó.

Sau khi trần được tô thì chúng ta tiến hành kéo dây nguồn và điều khiển.

Dây kéo nên được làm dấu từng tuyến, theo màu và pha để dễ phân biệt trong quá trình thi công và bảo trì sau này.

7. KIỂM TRA DÂY VÀ LẮP THIẾT BỊ

  • Kiểm tra dây trước khi lắp đặt có đảm bảo chất lượng an toàn không: đảm bảo không bị đất, rách, sứt vỏ nhựa bảo vệ.
  • Dây đã đảm bảo an toàn thì tiến hành lắp đặt thiết bị.
  • Tiến hành kiểm tra vận hành dòng điện dùng ampeke xác định dòng của từng pha, cân bằng dòng pha đảm bảo cấp phát điện cho toàn hệ thống.

8. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TỦ ĐIỆN

  • Cung cấp bản vẽ thiết kế kích thước và chi tiết các thiết bị
  • Loại tủ điện gồm loại có phần bệ đỡ và tủ gắn tường.
  • Gia công phần vỏ tủ điện theo bảng thiết kế đã duyệt của chủ đầu tư.
  • Các tủ điện sẽ gắn bảng tên của các nhánh ra
  • Tiến hành lắp các thiết bị vào tủ hoàn chỉnh.
  • Kiểm tra lại độ cách điện, dòng rò ra vỏ tủ, phải đảm bảo an toàn điện và các thiết bị đóng cắt.
  • Lắp đặt tủ vào vị trí của công trình đã định sẵn trong bảng thiết kế và kết nối các đầu cáp vào – ra tủ sau khi hoàn thành lớp sơn nước bên ngoài. Sử dụng đầu cốt cáp cho công việc tiếp nối.

9. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG MÁY BIẾN ÁP/MÁY PHÁT ĐIỆN

  • Kiểm tra lại mặt bằng thi công lắp đặt.
  • Đánh dấu các vị trí trên mặt bằng.
  • Kiểm tra lại mương dẫn và bệ móng lắp máy biến áp/máy phát
  • Vận chuyển máy biến áp/máy phát lên phía trên bệ móng (có thể vận chuyển bằng một hay nhiều phương pháp kết hợp như con lăn, tời kéo, xe cẩu, xe nâng…có thể tham khảo cách vận chuyển Chiller).
  • Lắp đặt các thiết bị theo trong bảng thiết kế và chỉ dẫn từ nhà sản xuất.

10. CUNG CẤP VÀ LẮP ĐẶT VẬT TƯ THIẾT BỊ ĐIỆN CHIẾU SÁNG

11. KIỂM TRA, NGHIỆM THU TOÀN BỘ HỆ THỐNG THI CÔNG

Nghiệm thu hệ thống công trình:

Sử dụng đồng hồ đo điện trở cách điện để kiểm tra thông mạch tất cả các dây dẫn, cần phải đảm bảo tính an toàn của hệ thống và tính mỹ thuật.

Vận hành hệ thống:

+ Đóng điện toàn bộ hệ thống theo từng cấp và ở chế độ không tải.

+ Sau đó, cho hệ thống hoạt động ở chế độ có tải (lưu ý cần đóng điện cho tải cũng theo từng cấp).

+ Kiểm tra lại toàn bộ kỹ thuật thi công.

Vệ sinh lại toàn bộ hệ thống sau khi đã thi công xong.

Khi thiết kế, thi công hệ thống điện cho những công trình lớn cần phải theo quy trình nhất định và đòi hỏi nhà thầu phải có kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm. Biện pháp thi công hệ thống điện càng đầy đủ thì càng thể hiện sự chuyên nghiệp của nhà thầu.

Công ty HIKARU – Một trong những tổng thầu thiết kế, thi công cơ điện M&E chuyên nghiệp, quá trình thi công đều được thuyết minh và báo cáo chi tiết cụ thể từng giai đoạn trong quá trình làm việc nhằm minh bạch cho chủ đầu tư cũng như dễ dàng quản lý tiến độ thi công toàn bộ hệ thống cơ điện nặng – nhẹ – cấp thoát nước.

chia sẻ :Share on Google+Share on TumblrTweet about this on TwitterShare on Facebook